Phỏng Vấn Tiếng Anh: Giới Thiệu Bản Thân Thế Nào?

Tháng bảy 31, 2020

Khi phỏng vấn tuyển dụng bằng tiếng Anh, nhà tuyển dụng thường bắt đầu bằng câu hỏi mở “Tell me about yourself” (Hãy giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn).

Dù chỉ là câu hỏi tạo bầu không khí thoải mái, một số ứng viên vẫn cảm thấy đôi chút áp lực. Câu hỏi “khởi động” này giúp nhà tuyển dụng nắm bắt vài nét tính cách cơ bản của bạn, tuy không quá quan trọng, một câu trả lời được chuẩn bị kỹ càng phần nào giúp tạo ấn tượng ban đầu tốt đẹp.

>>>> Xem Thêm: 9 mẹo hoc Tieng Anh giao tiep cap toc cho người mất gốc

1. Nhà tuyển dụng thật sự muốn biết gì?

Nhà tuyển dụng không chỉ tìm người có thể thỏa mãn được yêu cầu công việc, quan trọng nhất, bạn cần là người phù hợp với văn hóa công ty.

1.1 Cách trả lời phù hợp

Cách tiếp cận đầu tiên là hãy chia sẻ những sở thích cá nhân không liên quan trực tiếp đến công việc. Đó có thể là sở thích nghiên cứu về thiên văn, đánh cờ, ca hát, trượt tuyết, sưu tầm đồ cổ.

Những sở thích như chạy bộ đường dài, tập yoga nhằm rèn luyện sức khỏe cũng rất đáng được nhắc tới.

Thói quen như đọc sách, chơi giải đố ô chữ hay chơi trò chơi rèn luyện trí não bộ lộ khả năng tư duy của bạn. Một vài sở thích như chơi gôn, chơi quần vợt hoặc tìm hiểu về ẩm thực có thể có ích cho những ngành nghề đòi hỏi nhân viên thường xuyên gặp gỡ, giao lưu với khách hàng.

Công việc tình nguyện cũng thể hiện sự chín chắn trong tính cách và tinh thần cống hiến cho cộng đồng. Những vai trò như hướng dẫn viên bảo tàng, nhà gây quỹ, hoặc hội trưởng câu lạc bộ cho thấy bạn là người có năng lực giao tiếp, kết nối.

>>>> Xem Thêm: Lộ trình học Tiếng Anh cho người đi làm bạn nên biết

1.2 Lập dàn ý cho câu trả lời thế nào?

Mỗi người đều có cách tiếp cận khác nhau. Bạn có thể tham khảo cấu trúc “hiện tại-quá khứ-tương lai”, đây là một công thức hiệu quả giúp làm nổi bật những nét tính cách của bạn.

  • Hãy bắt đầu với vài nét tổng quan về bản thân (công việc, tính cách, sở thích, đam mê liên quan).
  • Kể về quá khứ (trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệm thực tập, công việc tình nguyện).
  • Kết bài bằng việc thiết lập các mục tiêu trong tương lai.
  • Sẽ là điểm cộng nếu bạn minh chứng rằng công việc mình đang ứng tuyển phù hợp với định hướng tương lai.

1.3 Câu trả lời mẫu

Chìa khóa để có một lời giới thiệu bản thân hiệu quả là sự chân thành, tự tin và ngắn gọn. Câu trả lời nên vừa mang dấu ấn riêng, vừa minh chứng bạn là một nhân viên phù hợp.

Tại sao câu trả lời hiệu quả: bên cạnh việc chia sẻ một sự thật có vẻ không liên quan (yêu thích chó). Câu trả lời khéo léo tiết lộ khả năng giao tiếp của ứng viên và sự am hiểu về tầm quan trọng của giao tiếp – một kỹ năng thiết yếu trong rất nhiều ngành nghề.

Tại sao câu trả lời hiệu quả: Câu trả lời kể về sở thích nhưng qua đó bộc lộ tính trách nhiệm, biết suy nghĩ cho cộng đồng. Hơn nữa, sở thích liên quan đến hoạt động thể chất cũng ngầm thể hiện năng lượng và sức khỏe ứng viên.

>>>> Tham Khảo: Phỏng vấn Tiếng Anh: Những câu hỏi Tiếng Anh khi phỏng vấn mà bạn nên biết

Tại sao câu trả lời hiệu quả: Câu trả lời khéo léo tiết lộ khả năng học hỏi và khả năng làm việc theo nhóm, đồng thời bộc lộ tinh thần thích xê dịch, phiêu lưu của ứng viên.

>>>> ĐỌC THÊM: Học Ngay Những Từ Vựng Phỏng Vấn Tiếng Anh Sau Để Gây Ấn Tượng Khi Phỏng Vấn

2. Mẹo để có một màn giới thiệu bản thân hấp dẫn:

  • Sau khi chia sẻ một vài khía cạnh cá nhân. Hãy khéo léo đề cập một chút đến khía cạnh nghiệp vụ.
  • Chia sẻ về chuyên môn. Hãy nói về vài nét tính cách, kỹ năng và và kinh nghiệm chuyên môn giúp bạn làm tốt công việc mới này.
  • Lập danh sách những thế mạnh. Phân tích kỹ bản mô tả công việc và đối chiếu với những kỹ năng bạn sở hữu.

Cân nhắc sử dụng những cụm câu tiếng Anh có cấu trúc như sau

“In addition to those interests and passions, my professional life is a huge part of who I am, so I’d like to talk a bit about some of the strengths that I would bring to this job.”

(Bên cạnh những sở thích và đam mê vừa nói, sự nghiệp cũng đóng góp 1 phần rất lớn tạo nên con người tôi, vì thế tôi muốn nói thêm 1 chút về thế mạnh, những điều tôi có thể đóng góp cho công việc mới này)

3. Không nên nói gì

  • Đừng chia sẻ quá nhiều hoặc quá ít thông tin cá nhân. Người phỏng vấn không cần biết mọi thứ về bạn, nhưng quá ít thông tin khiến bạn gây ấn tượng là một người không cởi mở.
  • Tránh những chủ đề nhạy cảm như chính trị hoặc tôn giáo, trừ khi bạn hoàn toàn tự tin rằng người phỏng vấn sẽ nhiệt tình đón nhận ý kiến đó.
  • Đừng khiến nhà tuyển dụng nhận ra bạn coi trọng sở thích cá nhân hơn cả công việc. Không người quản lý nào muốn nhân viên lơ la các đầu việc và thường  xin nghỉ phép để theo đuổi đam mê.

>>>> Xem thêm bài viết: 

5/5 - (2 bình chọn)

Tin tức khác

Tháng mười 4, 2024

Writing Task 2 Topic Public Transport

Writing Task 2 Topic Public Transport là một trong những chủ đề thường gặp trong bài thi IELTS WRITING TASK 2. Vì vậy, bài viết này sẽ cung cấp từ vựng và cụm từ thường sử dụng trong chủ đề Public Transport kèm theo bài mẫu để giúp người học có thể tham khảo. 1.Phân […]

Tháng mười một 17, 2023

Lệ phí thi IELTS tại BC & IDP mới nhất năm 2023

Lệ phí thi IELTS tại BC & IDP mới nhất năm 2023 có lẽ là điều mà tất cả các thí sinh đang có dự định tham gia cuộc thi IELTS. Hãy cùng ISE – I Study English tìm hiểu về kỳ thi IELTS này, đặc biệt là về Địa điểm, Lệ phí thi, và Thời […]

Tháng mười một 6, 2023

Cambridge IELTS 18 Test 4 Reading Passage 3 – Đáp án và giải thích chi tiết

Cambridge IELTS 18 Test 4 Reading Passage 3 là một bài tập không quá khó nhưng vẫn đủ thử thách để luyện tập cho phần thi IELTS Reading. Để cùng vận dụng hết những từ vựng mà bài có thì hãy cùng ISE giải đề và phân tích đáp án nhé! 1. Phần thi là […]

Tháng mười một 6, 2023

Cambridge IELTS 18 Test 4 Reading Passage 2 – Đáp án và giải thích chi tiết

Cambridge IELTS 18 Test 4 Reading Passage 2 là một bài tập không quá khó nhưng vẫn đủ thử thách để luyện tập cho phần thi IELTS Reading. Để cùng vận dụng hết những từ vựng mà bài có thì hãy cùng ISE giải đề và phân tích đáp án nhé! 1. Phần thi là […]