Tháng năm 11, 2020
Hồ sơ xin việc là ấn tượng đầu tiên về bạn khi ứng tuyển tại bất kỳ vị trí công việc nào. Đối với những vị trí có nhiều CV gửi về, người tuyển dụng chỉ mất một thời gian ngắn để quyết định hồ sơ có phù hợp hay không. Khi viết CV tiếng Anh, mỗi từ ngữ bạn tận dụng đều có thể hoặc giúp bạn có được sự chú ý, hoặc khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng, đặc biệt là khi ứng tuyển vào các công ty quốc tế, tập đoàn đa quốc gia. Dưới đây là hướng dẫn viết CV bằng Tiếng Anh và danh sách các từ vựng nên và không nên sử dụng trong CV tiếng Anh của bạn:
>>>> XEM NGAY: 9 mẹo học Tieng Anh giao tiep cap toc cho người mất gốc
MỤC LỤC NỘI DUNG
Hãy chú ý thêm các động từ vào CV, đặc biệt ở mục “Kinh nghiệm làm việc”. Sau đó thêm các con số thể hiện thành tựu đạt được trong quá khứ. Đây là điều mọi chủ doanh nghiệp mong muốn nhìn thấy ở ứng viên tiềm năng. Họ cần biết nhân viên mới sẽ đạt được những thành tích tương tự hoặc tốt hơn.
>>>> ĐỌC THÊM: Lộ trình học Tiếng Anh cho người đi làm hiệu quả
Từ vựng “nhỏ mà có võ” này thể hiện những thay đổi tích cực mà bạn đã tạo ra ở công ty trước. Hãy mô tả công việc cụ thể bạn đã làm, chi tiết hóa hoạt động giúp thể hiện kỹ năng công việc của bạn. Ví dụ như
– “Improved efficiency of administrative office by streamlining physical and digital file systems.”
(Cải thiện hiệu quả hoạt động hành chính bằng cách tinh giản hệ thống tệp tin vật lý và tập tin trên nền tảng số)
Những từ vựng như “trained”, “mentored” cho thấy bạn có kinh nghiệm quản lý nhân viên. Đây là từ đặc biệt hữu ích khi bạn ứng tuyển cho các ngành nghề về quản lý, lãnh đạo, dạy học hoặc tư vấn. Nếu được, bạn nên thống kê số lượng thành viên bạn đã đào tạo. Số lượng càng lớn, bạn càng được đánh giá cao. Ví dụ như
“Trained staff of 15 baristas to operate new cappuccino machine”
(Đào tạo, hướng dẫn đội ngũ gồm 15 nhân viên pha chế cách vận hành máy pha cà phê cappuccino)
>>>> TÌM HIỂU NGAY: Tầm quan trọng của tiếng anh trong công việc đối với người đi làm
Chủ doanh nghiệp muốn thuê những ứng viên giúp họ nhận biết, giải quyết triệt để vấn đề và có tầm nhìn bao quát. Phẩm chất này là một điểm cộng khi bạn nộp hồ sơ cho các công việc quản lý hoặc yêu cầu khả năng giám sát.
Một nhân viên có năng lực tốt là người có thể cống hiến nhiều hơn những gì người quản lý mong đợi ở họ. “Volunteer” là từ vựng giúp minh chứng cho khả năng làm việc nhóm và tinh thần làm việc không quản ngại khó khăn của bạn.
Mọi công ty đều mong muốn tuyển được những nhân viên có thể tạo ra năng lượng tích cực và luôn đặt giá trị, lợi ích của công ty lên đầu tiên. Đây là người có thể lan truyền năng lượng và thúc đẩy đồng nghiệp cùng nỗ lực không ngừng vì mục đích chung.
Những CV được đánh giá cao là những CV bao gồm những số liệu, minh chứng cụ thể những thành tựu trong quá khứ của bạn.
Hãy liệt kê những cách bạn giúp tiết kiệm ngân sách, tăng trưởng doanh thu theo những sáng kiến khác nhau. Sử dụng những từ đơn giản như “increased” và “decreased” đã đủ hiệu quả. Cùng quan sát ví dụ sau:
“Developed new budget that decreased office expenses by 10%”
(Phát triển quỹ ngân sách mới giúp giảm chi phí văn phòng tới 10%)
“Increased number of donors by 15% through new fundraising initiative”
(Giúp tăng số lượng nhà tài trợ lên tới 15% nhờ sáng kiến gây quỹ mới)
Trong CV xin việc tiếng Anh của mình, hãy viết về số lần bạn thực hiện một ý tưởng, đề xuất 1 kế hoạch cụ thể, và ý tưởng đó hiệu quả thế nào trong việc đạt được mục tiêu kinh doanh. Nếu ứng tuyển cho vị trí quản lý, đừng quên đề cập đến những lần bạn lắng nghe sáng kiến của nhân viên và giúp họ hiện thực hóa ý tưởng đó như thế nào.
Hãy tổng hợp, đánh giá số tiền bạn đã thu về cho công ty. Đề cập cụ thể đến mức tăng trưởng. Những từ thể hiện giá trị như “revenue” hay “profit” sẽ ngay lập tức gây chú ý.
Ngoài ra, một nhân viên xuất sắc không chỉ giỏi kiếm tiền, mà còn giúp tiết kiệm ngân sách. Bạn có thể nói rằng
“Organized annual fundraiser, and remained under budget by $500.”
(Tổ chức gây quỹ hằng năm, duy trì mức ngân sách dưới 500$
Về cơ bản, “won” đồng nghĩa với “achieved”. Nếu bạn từng chiến thắng trong một cuộc thi hay được công nhận là nhân viên xuất sắc của tháng, hãy cân nhắc sử dụng động từ này. Bạn sẽ được đánh giá cao vì sự năng động, nhiệt huyết trong công việc.
Ví dụ: Won the International Public Speaking Competition 2019
Đây là cụm từ mà các nhà tuyển dụng đều nghe đi nghe lại rất nhiều lần. Thay thế cụm từ này bằng những ví dụ cụ thể về những lần bạn thể hiện tư duy sáng tạo. Không cần sử dụng cụm “ đao to búa lớn”, chỉ cần những động từ “created” (tạo ra), developed (phát triển) là đủ để tạo ra tác động.
Đây là cụm từ được sử dụng nhiều nhưng mang nghĩa mơ hồ. Thay vì dùng từ này để mô tả bản thân, hãy đưa ra những bằng chứng cụ thể và tự hỏi mình những câu hỏi sau: Bạn có phải là người từng giao phó công việc cho các thành viên trong nhóm? Bạn có phải là người giúp giải quyết xung đột?
Lại là một từ khác mang nghĩa rất rộng nhưng không rõ ràng. Một người có tư chất lãnh đạo sẽ được đánh giá qua cách điều phối đội nhóm, tổ chức các dự án được nhắc tới trong CV. Chỉ cần dùng những từ “influenced”, “created”, hay “developed” đã đủ thuyết phục.
Tất nhiên mọi chủ doanh nghiệp đều muốn bạn tập trung vào kết quả cuối cùng cần đạt được. Nếu làm việc cho một công ty về online marketing, hãy đề cập đến tỷ lệ nhấp/ click chuột (click-through rates) để họ thấy mức độ thành công của mỗi chiến dịch marketing.
Đừng chỉ dừng lại ở mức “thinker” (người suy nghĩ). Đây là từ tạo cảm giác bị động. Thay vì vậy, hãy nói rằng tư duy chiến lược của bạn đã thực sự giải quyết vấn đề ở nơi làm việc. Ví dụ:
“Developed and implemented inter-office memo strategy to improve communication.”
(Triển khai hình thức trao đổi tin nhắn giữa các văn phòng nhằm cải thiện giao tiếp).
Từ vựng này phù hợp để miêu tả tính cách của bạn hơn là tinh thần làm việc hay kỹ năng nghiệp vụ. Ai cũng có thể sử dụng “Dynamic”, nhưng người tuyển dụng chỉ đánh giá bạn qua các công việc trong quá khứ. Bạn làm tốt những dự án được giao đến mức nào? Bạn từng tham gia các hoạt động ngoại khóa của công ty nào không? Các ý tưởng bạn từng đưa ra có đột phá không? Đó mới là những câu hỏi giúp người tuyển dụng đánh giá năng lượng của bạn.
Thực ra, đây là từ bạn có thể sử dụng khi phỏng vấn. Nhưng hãy cân nhắc đặt nó trong CV. Viễn cảnh tồi tệ nhất có thể xảy ra là khi bạn đề cập rằng bản thân rất để tâm đến chi tiết nhưng lại vô tình mắc lỗi chính tả trong resume.
Tham khảo ví dụ sau:
“Awarded Store Clerk of the Month three times for cash-handling accuracy.”
(Được trao giải nhân viên của tháng 3 lần vì khả năng xử lý tiền mặt chính xác).
Những thành tựu này đã đủ để minh chứng khả năng làm việc tỉ mỉ của bạn.
>>>> ĐỌC THÊM: Học Tiếng Anh Giao Tiếp Ngân Hàng Từ A-Z Cho Người Đi Làm
Những từ như “hard worker”, “dynamic” mang nghĩa chung chung nên sẽ không được đánh giá cao.
Người quản lý muốn thấy những gì bạn làm được, không phải những gì bạn nghĩ về bản thân mình.
Thay vì nói
“added value to Best Practices PR by saving money” (tôi đã làm tăng giá trị Best Practices PR bằng cách tiết kiệm tiền)
Hãy nói rằng
“administered a public relations budget of $500,000 and, by developing and implementing an innovative and efficient cost-saving marketing program, saved Best Practices PR over $10,000 a year for a period of three years.” (Quản lý ngân sách quan hệ công chúng trị giá 500.000 đô la. Nhờ việc phát triển và thực hiện chương trình marketing sáng tạo và hiệu quả, tôi đã giúp tiết kiệm cho Best Practices PR hơn 10.000 đô la trong giai đoạn ba năm)
Hãy tận dụng những từ khóa mà công ty dùng để giới thiệu về bản thân họ. Đọc kỹ về công ty mình sắp ứng tuyển trên website, phân tích ngôn ngữ họ sử dụng trên mạng xã hội. Linh hoạt sử dụng từ đồng nghĩa để nhà tuyển dụng không nhận ra bạn đang cố thể hiện một cách máy móc, rập khuôn. Điều này giúp người tuyển dụng nhận ra bạn là người họ đang tìm kiếm.
>>>> Xem thêm bài viết:
Tháng mười một 17, 2023
Lệ phí thi IELTS tại BC & IDP mới nhất năm 2023 có lẽ là điều mà tất cả các thí sinh đang có dự định tham gia cuộc thi IELTS. Hãy cùng ISE – I Study English tìm hiểu về kỳ thi IELTS này, đặc biệt là về Địa điểm, Lệ phí thi, và Thời […]
Tháng mười một 6, 2023
Cambridge IELTS 18 Test 4 Reading Passage 3 là một bài tập không quá khó nhưng vẫn đủ thử thách để luyện tập cho phần thi IELTS Reading. Để cùng vận dụng hết những từ vựng mà bài có thì hãy cùng ISE giải đề và phân tích đáp án nhé! 1. Phần thi là […]
Tháng mười một 6, 2023
Cambridge IELTS 18 Test 4 Reading Passage 2 là một bài tập không quá khó nhưng vẫn đủ thử thách để luyện tập cho phần thi IELTS Reading. Để cùng vận dụng hết những từ vựng mà bài có thì hãy cùng ISE giải đề và phân tích đáp án nhé! 1. Phần thi là […]
Tháng mười một 6, 2023
Cambridge IELTS 18 Test 4 Reading Passage 1 là một bài tập không quá khó nhưng vẫn đủ thử thách để luyện tập cho phần thi IELTS Reading. Để cùng vận dụng hết những từ vựng mà bài có thì hãy cùng ISE giải đề và phân tích đáp án nhé! 1. Phần thi là […]