10 Bước Giúp Viết CV Tiếng Anh Cực Hiệu Quả

Tháng tám 19, 2020

“Làm thế nào để viết một CV tiếng Anh hấp dẫn?” là nỗi trăn trở của bất kỳ ứng viên nào. Vậy có cách làm cv tiếng Anh nào thu hút hay không? Dưới đây là 10 bước giúp CV giúp chinh phục nhà tuyển dụng ngay từ ánh nhìn đầu tiên.

>>>> XEM NGAY: 9 mẹo học Tiếng Anh giao tiếp cấp tốc cho người mất gốc

Bước 1: Thêm phần thông tin liên hệ (contact information)

Bước 2: Viết tóm tắt và mục tiêu nghề nghiệp (summary and objective)

Bước 3: Bổ sung kinh nghiệm làm việc (work experience)

Bước 4: Điều chỉnh phần học vấn (education)

Bước 5: Lập danh sách kỹ năng liên quan (relevant skills)

Bước 6: Liệt kê thành tựu và giải thưởng (achievements and awards)

Bước 7: Lựa chọn người tham khảo/giới thiệu (references)

Bước 8: Chắt lọc từ khóa tiếng Anh (keywords)

Bước 9: Tham khảo CV mẫu

Bước 10: Tham khảo template mẫu

1. Thông tin liên hệ (Contact information)

Những hạng mục không thể thiếu trong CV luôn luôn là họ tên, số điện thoại và email liên hệ. Chú ý tránh dùng những email có tên không nghiêm túc.

Ứng viên nên cân nhắc thêm những kênh liên hệ khác như tài khoản mạng xã hội, link portfolio online. Nhờ đó, nhà tuyển dụng có thể liên lạc với bạn bằng nhiều cách cũng như hiểu về con người bạn.

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Lộ trình học Tiếng Anh cho người đi làm hiệu quả

2. Tóm tắt về bản thân và mục tiêu nghề nghiệp (Summary and Objective)

Trong phần tóm tắt về bản thân, bạn hãy mô tả tổng quan về kinh nghiệm làm việc nói chung. Tập trung đề cập những kinh nghiệm liên quan trực tiếp đến công việc đang ứng tuyển. Một vài dòng ngắn mô tả về bản thân cũng giúp nhà tuyển dụng nhìn được những phẩm chất tiềm năng ở bạn.

>>>> THAM KHẢO THÊM: 10 phương pháp học tiếng Anh cho người đi làm tự tin giao tiếp

3. Kinh nghiệm làm việc (work experience)

Đừng chỉ liệt kê 1 loạt danh sách những đầu việc cũ bạn từng đảm nhận. Hãy nhấn mạnh vào thành tựu bạn từng đạt được, và cụ thể hóa bằng con số. Ví dụ, thay vì nói rằng

“worked on a team” 

(làm việc trong cùng đội nhóm)

hãy nói

“coordinated with team members to develop over 30 software updates tailored to consumer needs.”

(Phối hợp cùng đội nhóm để phát triển 30 tính năng cập nhật phần mềm phù hợp với nhu cầu khách hàng)

—-

Nếu công ty đang tìm kiếm một người giúp phát triển sản phẩm giúp đảm bảo tỷ suất hoàn vốn, hãy viết rằng

“consistently increased ROI by guaranteeing high productivity on my team.”

(giúp tăng đều tỉ suất hoàn vốn bằng việc đảm bảo năng suất làm việc của nhóm)

Đối với sinh viên hoặc người ứng tuyển cho công việc mình không có nhiều kinh nghiệm chuyên môn, bạn có thể đề cập đến kinh nghiệm thực tập hoặc tình nguyện. Một số phẩm chất của ứng viên tiềm năng cũng được thể hiện qua các hoạt động ngoại khóa

>>>> KHÔNG THỂ BỎ LỠ: Tiếng Anh chuyên ngành thiết kế đồ họa cơ bản cho người mới

4. Học vấn (education)

Hãy liệt kê trình độ giáo dục cao nhất của bạn, cùng với các bằng cấp tương ứng. Đồng thời cân nhắc bổ sung các văn bằng, chứng chỉ khác nếu có.

Nếu đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, ứng viên không cần đưa thông tin trường Trung học vào. Bên cạnh đó, điểm GPA cũng không thực sự cần thiết trừ khi nhà tuyển dụng yêu cầu, hoặc khi bạn sở hữu điểm số thật sự ấn tượng.

5. Kỹ năng liên quan (relevant skills)

Chọn lọc các kỹ năng mềm và kỹ năng cứng khi viết CV tiếng Anh. Kỹ năng mềm là những kỹ năng thiên về mặt tinh thần như giao tiếp, lãnh đạo, thuyết trình. Kỹ năng cứng thiên về năng lực kỹ thuật, mang tính chuyên môn như: sử dụng công cụ phân tích data, kỹ năng lập trình, kỹ năng Photoshop…

6. Thành tích và giải thưởng (achievements and awards)

Nhiều ứng viên quá mải mê liệt kê các đầu việc mà không đề cập đến thành tựu đã đạt được. Bổ sung giải thưởng, thành tích là một cách để chứng minh bạn là một người luôn nỗ lực và nhiều tham vọng, nhiệt huyết. Bạn có thể viết rằng

“Employee of the Month three times” (3 lần nhận giải nhân viên của tháng)

Hoặc

“Received an award for generating the most sales on my team in one quarter” 

(Nhận giải thưởng vì đạt doanh thu nhiều nhất quý)

7. Người tham khảo/giới thiệu (References)

Một người tham khảo/người giới thiệu tốt là người thấu hiểu năng lực chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm và tính cách của bạn. Đừng chọn người trong gia đình. Đây nên là người làm việc cùng bạn và có tiếng nói trong ngành. Ví dụ một số ứng viên lựa chọn quản lý cũ hoặc giám đốc cũ là người tham khảo/giới thiệu.

8. Từ khóa (keywords)

Bạn phải nghiên cứu thật kỹ phần mô tả công việc cũng như nghiên cứu về doanh nghiệp trên website để lọc ra những từ khóa cần thiết. Nếu công việc yêu cầu kỹ năng quản lý, hãy tập trung khai thác kỹ năng này, và thêm các từ khóa về leadership như: Lead, supervise, manage, guide, coordinate…

Ngày nay, nhiều công ty, tập đoàn lớn sử dụng phần mềm và thuật toán từ khóa để lọc hồ sơ năng lực ứng viên. Vì vậy, đừng bỏ qua bước quan trọng này.

9. CV mẫu

Tham khảo hồ sơ xin việc mẫu định hướng cho bạn cách trình bày layout, cách xây dựng nội dung cơ bản. Hãy tìm các mẫu CV tiếng Anh liên quan trực tiếp đến ngành nghề, lĩnh vực, công việc bạn ứng tuyển. Qua đó, bạn có thể học được cách dàn bố cục, sử dụng ngôn ngữ phù hợp.

10. Template mẫu

Có không ít các website cung cấp các mẫu CV tiêu chuẩn, được dàn trang chuyên nghiệp. Người dùng có thể trực tiếp chỉnh sửa CV online. Tại Việt Nam, có một số website cung cấp template mẫu chất lượng như: topcv, goodcv, vietcv…

Tuy nhiên có một khuyết điểm là việc dàn xếp bố cục, layout không thực sự linh hoạt.

Dưới đây là một CV mẫu:

>>>> Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Tin tức khác

Tháng mười 4, 2024

Writing Task 2 Topic Public Transport

Writing Task 2 Topic Public Transport là một trong những chủ đề thường gặp trong bài thi IELTS WRITING TASK 2. Vì vậy, bài viết này sẽ cung cấp từ vựng và cụm từ thường sử dụng trong chủ đề Public Transport kèm theo bài mẫu để giúp người học có thể tham khảo. 1.Phân […]

Tháng mười một 17, 2023

Lệ phí thi IELTS tại BC & IDP mới nhất năm 2023

Lệ phí thi IELTS tại BC & IDP mới nhất năm 2023 có lẽ là điều mà tất cả các thí sinh đang có dự định tham gia cuộc thi IELTS. Hãy cùng ISE – I Study English tìm hiểu về kỳ thi IELTS này, đặc biệt là về Địa điểm, Lệ phí thi, và Thời […]

Tháng mười một 6, 2023

Cambridge IELTS 18 Test 4 Reading Passage 3 – Đáp án và giải thích chi tiết

Cambridge IELTS 18 Test 4 Reading Passage 3 là một bài tập không quá khó nhưng vẫn đủ thử thách để luyện tập cho phần thi IELTS Reading. Để cùng vận dụng hết những từ vựng mà bài có thì hãy cùng ISE giải đề và phân tích đáp án nhé! 1. Phần thi là […]

Tháng mười một 6, 2023

Cambridge IELTS 18 Test 4 Reading Passage 2 – Đáp án và giải thích chi tiết

Cambridge IELTS 18 Test 4 Reading Passage 2 là một bài tập không quá khó nhưng vẫn đủ thử thách để luyện tập cho phần thi IELTS Reading. Để cùng vận dụng hết những từ vựng mà bài có thì hãy cùng ISE giải đề và phân tích đáp án nhé! 1. Phần thi là […]